Các phong cách thiết kế nội thất nổi bật

Trong cuộc sống hiện đại, nhà không chỉ còn là nơi phục vụ nhu cầu sinh hoạt mà còn là không gian để mỗi chúng ta làm việc cũng như nghỉ ngơi, thư giãn sau mỗi giờ làm việc mệt mỏi. Vì vậy việc tìm ra một phong cách thiết kế phù hợp với công năng và sở thích cá nhân của bạn là một việc vô cùng quan trọng từ đó giúp bạn thoải mái hơn khi đặt chân về ngôi nhà của mình.

Dưới đây là các phong cách thiết kế nội thất nổi bật hiện nay giúp bạn dễ dàng lựa chọn phong cách phù hợp cho ngôi nhà của mình. Các phong cách thiết kế nội thất nổi bật hiện nay.

1. Phong cách thiết kế tân cổ điển

Phong cách thiết kế tân cổ điển là phong cách đầu tiên chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn trong bài viết này. Phong cách tân cổ điển vừa mang nét hiện đại trong thiết kế vừa kết hợp những nét đẹp của nét cổ điển.

Các chi tiết cũ vẫn được bảo tồn, tuy nhiên chúng đã được remake theo kiểu hiện đại và tiện nghi như hoàn thiện các nội thất gỗ bằng sơn PU, Vencini thay thế, mạ vàng bằng các chất liệu hiện đại như lụa, nỉ,…

Ngôi nhà được thiết kế theo phong cách này vừa có sự sang trọng của cung điện Châu Âu vừa có nét hiện đại của thế kỷ 21.

2. Phong cách thiết kế hiện đại

Phong cách thiết kế hiện đại luôn là phong cách nằm trong danh sách được nhiều người lựa chọn nhất. Đây là phong cách tập trung chủ yếu đi vào những chi tiết, và đường nét hình dáng thiết kế khá đơn giản.

Trong phong cách thiết kế nội thất hiện đại này chú trọng vào việc tạo ra những công năng sử dụng, mang đến sự tiện nghi và thoải mái.

3. Phong cách thiết kế Á Đông

Phong cách thiết kế Á Đông là phong cách thiết kế nội thất sự giao thoa của nhiều nền văn hóa trong khu vực Á Đông, đặc biệt là văn hóa Trung Hoa và Nhật Bản. Phong cách kế thừa vẻ đẹp truyền thống và phát huy tinh hoa văn hóa của vẻ đẹp hiện đại.

Gam màu chủ đạo của phong cách thiết kế là gam màu trung tính, khá nhã nhặn sau đó điểm xuyến ở những chi tiết hoặc món đồ nội thất cới tông màu nổi bật như đỏ, nâu hoặc đen,…
Vật liệu thường được sử dụng có nguồn gốc từ thiên nhiên như gỗ, mây tre, nứa, gạch sỏi đá hay gốm xứ,… mang đến không gian gần gũi và hòa hợp với thiên nhiên.

Thiết kế đơn giản, tinh tế hướng đến công năng sử dụng và mang đến cho bạn một không gian tiện nghi và thoải mái.

4. Phong cách thiết kế Retro

Phong cách Retro là một trong các phong cách thiết kế nội thất thịnh hành vào những năm 50 – 70 thế kỷ XX. Nguyên liệu chính trong phong cách này là gỗ.

Phong cách Retro mang màu sắc vui tươi, nổi bật vẫn giữ được nét cổ xưa nhưng đồng thời pha lẫn sự hiện đại, ấm áp.

Điểm nhấn không thể thiếu trong phong cách thiết kế Retro là những mảng tường đầy nghệ thuật khiến không gian trở lên bứt phá. Không gian Retro vừa mang đến cảm giác hiện đại vừa gợi nhớ đến cấc vật dụng thời xưa.

5. Phong cách thiết kế tối giản – Minimalism

Minimalism hay phong cách tối giản trong thiết kế nội thất có nghĩa là phong cách tối giản tất cả những chi tiết thừa trong kiến trúc chỉ giữ lại những đường nét cơ bản của nội thất.

Phong cách Minimalism sử dụng gam màu trung tính làm chủ đạo với nguyên tắc chỉ sử dụng tối đa 3 màu: một màu nền, một màu chủ đạo và một màu tạo điểm nhấn đặc biệt. Ngoài ra, ở phong cách này còn sử dụng những khối hình học đa dạng như hình tròn, hình chữ nhật hình vuông,…

Phong cách Minimalist mang lại sự thoải mái và thư giãn tinh thần. Rất thích hợp cho những người có công việc áp lực cao, cần thả lỏng sau những giờ làm việc mệt mỏi.

6. Phong cách thiết kế Hitech

Phong cách Hitech là sự kết hợp phong cách hiện đại với việc phối hợp ánh sáng (đèn tương, đèn trần nhà và các nguồn sáng tự nhiên) để tạo thành một khối thống nhất.

Phong cách này phù hợp với những người yêu thích công nghệ số. Bề mặt kim loại sáng bóng, mặt kính nổi bật là đặc trưng điển hình của phong cách Hitech.

Thay vì chú ý sử dụng các vật liệu tự nhiên, thì đối với phong cách Hitech, các vật liệu nhân tạo sẽ được sử dụng nhiều hơn.

7. Phong cách thiết kế Industrial – thiết kế công nghiệp

Phong cách Industrial mô phỏng lại không gian công nghiệp từ năm 2000 – 2010. Đặc trưng không thể thiếu trong thiết kế nội thất gỗ công nghiệp, bê tông, gạch thô cùng hệ thống xây dựng lộ ra ngoài thể hiện sự gai góc và phóng khoáng.

Và bây giờ bạn hãy nghĩ ra giải pháp để biến một không gian công nghiệp trở thành nhà ở, đó chính là Industrial.

8. Phong cách Metallic hiện đại

Nội thất của phong cách Metallic được làm từ kim loại mạ sáng bóng, mang đến cảm giác công nghiệp, hiện đại và mạnh mẽ.

Bằng việc kết hợp khéo léo những món đồ trang trí, bài trí và đặc chúng ở những vị trí lấy ánh sáng thích hợp đã tạo cho bạn một không gian sống vô cùng đặc biệt và thú vị.

9. Phong cách Brutalism

Phong cách thiết kế Brutalism thể hiện sự sáng tạo cực dồi dào từ những kiến trúc sư trẻ đến từ Phương Tây vào những năm 1950 – 1970. Phong cách này thuộc trào lưu kiến trúc hiện đại.

Phong cách tạo điểm nhấn bởi các chi tiết thiết kế mang vẻ đẹp tự nhiên tạo nên sự kết hợp cân bằng và hài hòa.

Vật liệu sử dụng thường rất gần gũi với thiên nhiên như gỗ, đá, gạch, bê tông,… và sẽ được xử lý thủ công để giữ được vẻ đẹp mộc mạc, tự nhiên nhất có thể.

10. Phong cách thiết kế nhiệt đới – Tropicial

Phong cách Tropical là phong cách thiết kế nội thất lấy chủ đề xứ sở nhiệt đới mang đến một không gian tươi mát và đầy sức sống.

11. Phong cách thiết kế Eco

Phong cách thiết kế Eco nhằm kêu gọi mọi người một nối sống thể hiện trách nhiệm cao với môi trường và bảo vệ hệ sinh thái toàn cầu.

Phong cách thiết kế chú trọng sử dụng nội thất thân thiện với môi trường như các sản phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên hoặc các sản phẩm tái chế.

Nét đẹp của Eco chính là sự gần gũi , mộc mạc và thân thiện với môi trường.

12. Phong cách thiết kế organic

Phong cách Organic được thể hiện qua những đường nét ngẫu nhiên kết hợp cùng các hình ảnh gần gũi thiên nhiên tạo nên một không gian chân thật.

Sử sụng các nội thất với vật liệu theo nguyên tắc tổng hòa mang đến cảm giác thân thiện giữa con người với thiên nhiên.

13. Phong cách thiết kế Wabi Sabi

Phong cách này đề cao sự tự nhiên, biến những thứ được cho là xấu xí trở nên tinh tế và xinh đẹp.

Đồ nội thất xù xì không qua đẽo gọt đã trở thành đặc trưng nổi bật của phong cách này.

14. Phong cách thiết kế Đông Dương – Indochine

Đông Dương là sự giao thoa và kết tinh giữa Việt Nam và phong cách nội thất từ Pháp tạo ra một phong cách mới thể hiện được tinh hoa, bản sắc văn hóa và bề đày lịch sử.

Đây là phong cách mang đậm chất Việt Nam nhất.

15. Phong cách thiết kế mộc mạc – Rustic

Phong cách Rustic ưu tiên sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên chủ yếu vật liệu là gỗ, đá,… mang lại nét mộc mạc, thô sơ cũng hết sức độc đáo.

Phong cách này thường thấy ở nhũng khu nghỉ dưỡng, nhà ở nông thôn hoặc chủ nhà yêu thích nối thiết kế mộc mạc.
Phong cách Rustic mang người trẻ gần hiện đại gần hơn với cuộc sống nông thôn yên tĩnh và hòa mình nhiều hơn với thiên nhiên.

16. Phong cách thiết kế đồng quê – Country style

Phong cách thiết kế nội thất chịu ảnh hưởng từ các quốc gia lớn như Mỹ, Anh, Pháp,… Họa tiết trong phong cách thiết kế là các họa tiết thanh lịch, lãng mạn, ngọt ngào,…

Phong cách lấy tông màu pastel làm chủ đạo cho nội thất ngôi nhà.

17. Phong cách Shabby Chic

Phong cách thiết kế nội thất Shabby Chic bắt nguồn từ những ngôi nhà đồng quê ở đất nước Anh. Đây là phong cách thể hiện sự cân bằng trong những thứ đồ cũ, phụ kiện bạc sáng bóng với sơn gỗ.

Cách trang trí của phong cách này đem lại một không gian vô cùng thanh lịch, và trang nhã.

18. Phong cách thiết kế Bắc Âu – Scandinava

Phong cách thiết kế Bắc Âu đang là một trong các phong cách thiết kế thanh lịch phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam những năm gần đây. Phong cách lấy màu trằng, màu kem và nâu làm chủ đạo thể hiện sự tinh tế và sang trọng xen lẫn hoa văn mạnh mẽ, rõ nét nhằm tôn lên vẻ đẹp của phong cách Scandinavian.

Nếu chỉ thoáng qua, phong cách Scandinavian đơn giản, có hơi hướng giống phong cách tối giản. Tuy nhiên, phong cách Scandinavian được khéo léo kết hợp với các đồ nội thất và màu sắc trang trí tạo lên không gian ấm áp.

19. Phong cách thiết kế cổ điển – Classic style

Phong cách cổ điển chú trọng các chi tiết cầu kì và phức tạp, đặc trưng với những đường nét cong hoàn hảo mang màu sắc được sử dụng khá nhã nhặm và cao quý mang hơi hướng hoàng gia sang trọng.

Phong cách thiết kế nội thất cổ điển thường đề cao tính hình thức, tượng trưng tập trung nghiên cứu về hình hơn là ý. Với cách bài trí nội thất mạch lạc, đồ đạc sang trọng phù hợp với những gia đình làm việc công sở và là xu hướng của người nội thành hiện nay.

nhung-phong-cach-thiet-ke-noi-that-noi-bat
20. Phong cách thiết kế nội thất Vintage

Phong cách Vintage chính là sự kết hợp giữa Cổ và Cũ. Chính vì thế, những món đồ nội thất được sử dụng trong phong cách thiết kế Vintage đều có nguồn gốc từ những thập niên 40, 50 và có thể dao động đến những năm 80 – 90.

21. Phong cách thiết kế Hoàng gia Queen Anna

Queen Anne là phong cách thiết kế nội thất tiêu biểu đã được công nhận và xuất hiện từ triều đại của nữ hoàng Anne. Phong cách này thể hiện sự quý phái, sang trọng, và mang phong cách hoàng gia.

Phong cách thiết kế Queen Anna được tối giản hóa các chi tiết để phù hợp với lối sống hiện đại.

22. Phong cách thiết kế đương đại – Contermpopary

Phong cách đương đại chú trọng vào những mảng hình khối và hạn chế sử dụng hoa văn rườm rà. Vật liệu thường dùng là gỗ, da hoặc vải.

23. Phong cách thiết kế cổ đại Renaissance

Đến với phong cách thiết kế Renaissance, đây là phong cách thiết kế nội thất có bố cục công trình khá rõ ràng, nó tái hiện một cách khoa học các giá trị chuẩn mực của nghệ thuật tạo hình cổ đại.

24. Phong cách thiết kế Gothic sang trọng

Phong cách thiết kế Gothic mang đến sự tinh tế, chọn lọc và trau chuốt. Ở phong cách này, sự hiện đại, sang trọng và quyền quý là điều bạn có thể dễ dàng nhận ra.

25. Phong cách thiết kế Romanticism

Romanticism là phong cách thiết kế nội thất được hình thành dựa trên sự lãng mạn, tạo nên không gian thơ mộng và đầy tình cảm.

26. Phong cách thiết kế hướng Luxury

Phong cách thiết kế Luxury mang đến một vẻ đẹp lộng lẫy, sang trọng cho không gian thiết kế. Phong cách này tạo nên vẻ quyền quý và một chút của sự phá cách.

27. Phong cách thiết kế Hollywood

Đây là phong cách có nguồn gốc từ lối sống cao cấp, bùng nổ vào những năm của thập niên 20 và kéo dài đến những năm 40. Phong cách này thể hiện được sự quyến rũ, sang trọng và hào nhoáng.

28. Phong cách thiết kế Baroque sang trọng

Đây là phong cách có nguồn gốc từ lối sống cao cấp, bùng nổ vào những năm của thập niên 20 và kéo dài đến những năm 40. Phong cách này thể hiện được sự quyến rũ, sang trọng và hào nhoáng.

29. Phong cách Swedish

Swedish – Một phong cách thiết kế nội thất đến từ Thụy Điển. Phong cách thiết kế khá đơn giản và tinh tế.

30. Phong cách thiết kế De Stijf

De Stijl là một phong cách của một phong trào nghệ thuật song hành với trường phái cấu trúc tại Nga và phong trào trừu tượng khác.

Phong cách này được hình thành và phát triển ở Hà Lan, đây là phong cách phản ánh cho tất cả người xem về sự hài hòa và trật tự.

31. Phong cách Funky vui nhộn

Sử dụng những đồ họa tiết, màu sắc năng động là những gì được thể hiện ở phong cách thiết kế Funky. Phong cách này mang đến cảm giác sôi nổi, và vui nhộn.

32. Phong cách Mid – Century Modern

Mid-Century Modern mang đến một luồng gió mới, thân thiện sau chiến tranh. Phong cách này đơn giản, hướng đến sự giản dị trong thiết kế nội thất.

33. Phong cách thiết kế Maverick

Maverick được đánh giá là một trong các phong cách nội thất tiêu biểu có tính độc đáo và sáng tạo. Phong cách Maverick dường như không tuân theo bất kỳ một nguyên tắc nào. Cấu trúc chồng chéo hay phối màu ngẫu nhiên là đặc trưng của phong cách này.

Phong cách Maverick mang đến cảm giác ngẫu hứng độc lạ mang cá tính riêng.

34. Phong cách thiết kế Art và Carfts

Art & Crafts là một trong các phong cách thiết kế nội thất chú trọng và nhấn mạnh đồ nội thất có chất liệu gỗ hoặc nguyên liệu tự nhiên.

35. Phong cách thiết kế Art Deco

Nội thất thiết kế theo phong cách Art Deco phụ thuộc vào các họa tiết và hoa văn trang trí. Các mảng nội thất hình cong là đặc trưng của các phong cách trang trí nội thất này.

36. Phong cách thiết kế Art Nouvean

Art Nouveau là một trong các phong cách thiết kế nội thất thuộc trường phái quốc tế. Phong cách này đã phổ biến vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.

Phong cách này khá đặc biệt bởi tính kết cấu, các họa tiết, cách điệu hóa, và sử dụng các đường cong trong thiết kế.

37. Phong cách thiết kế nội thất Avant Garde

Avant Garde đã được các nhà thiết kế nội thất bắt đầu phát triển khi bước sang thế kỷ XX. Đây là thời kỳ được xem như sự mở đầu của các phong cách hiện đại. Không gian thiết kế của phong cách Avant Garde được xác định bởi những đường nét ngang – dọc một cách vô cùng rõ ràng.

38. Phong cách Streamlining

Phong cách thiết kế Streamlining được hình thành dựa trên sự phát triển từ phong cách Art Deco, từ những năm 1930. Phong cách được thể hiện đặc biệt qua những đường cong trong thiết kế, những đường nét ngang dài uốn lượn như sóng biển.

39. Phong cách thiết kế Expressionism

Phong cách thiết kế Expressionism đi theo con đường mang hơi hướng chủ nghĩa tân cổ điển, tạo nên một sự ấn tượng mạnh về thị giác cho các công trình thiết kế.

40. Phong cách thiết kế Bazaar

Đây là một phong cách thiết kế được hình thành từ nhiều phong cách khác nhau bao gồm phong cách Vintage, phong cách Retro, và các sự kết hợp của màu sắc, kết cấu tạo nên một vẻ đẹp nhẹ nhàng, thoải mái theo ý thích của cá nhân.

41. Phong cách Colour Block trẻ trung

Ban đầu, phong cách nội thất Colour Block bắt nguồn từ thời trang, sau đó dần dần ảnh hưởng vào phong cách thiết kế nội thất. Phong cách này tạo nên một không gian vô cùng trẻ trung, hiện đại và ấn tượng.

Phong cách Colour Block sử dụng màu sắc nổi bật nhưng không gian rối mắt.

42. Phong cách thiết kế Pop – Art

Phong cách nội thất Pop-Art ra đời tại Anh quốc, có màu sắc, ánh sáng và đồ nội thất đơn giản giúp bạn dễ dàng trang trí. Được tạo thành một không gian sống đầy đủ công năng và thẩm mỹ cao.

43. Phong cách thiết kế Nhật Bản

Phong cách thiết kế Nhật Bản là phiên bản khác của phong cách thiết kế Á Đông, mang đến vẻ đẹp nhẹ nhàng và tĩnh lặng.

44. Phong cách thiết kế nội thất Zen

Zen (Thiền) có một lịch sử lâu đời và có nhiều cách diễn giải. Về cơ bản, Zen là sự hợp nhất giữa tâm trí và cơ thể, là “trạng thái thiền định”. Giúp cơ thể thư giãn, giải phóng căng thẳng và đi vào trạng thái phục hồi. Phong cách Zen đề cao mối liên hệ giữa con người với thiên nhiên, dù không có một quy tắc cứng nhắc nào.

Kỹ thuật may trong nội thất

Kỹ thuật may trong đồ nội thất chủ yếu được sử dụng để nối các tấm vải bọc lại với nhau, nhưng nó có thể làm được nhiều hơn điều bạn nghĩ

16 Vật liệu sử dụng phổ biến trong kiến trúc

Một trong những yếu tố làm nên thành công cho kiến trúc hiện đại phải kể đến đó là nguyên vật liệu được sử dụng. Vật liệu xây dựng biến những ý tưởng thiết kế trở nên hữu hình từ đó cung cấp đến con người nhiều loại cảm giác phù hợp với từng phong cách thiết kế khác nhau.

1. Bê tông

Bê tông là vật liệu xây dựng được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới, điều đó khiến bê tông trở thành nguyên vật liệu sáng giá nhất để chúng ta khởi đầu tìm hiểu trong bài viết này. Tuy nhiên bê tông cũng có những tác động đáng kể đến môi trường, bao gồm sự gia tăng 5% khí thải carbon toàn cầu. Để biết tất cả những thiết kế về bê tông, Concrete Center có một bộ sưu tập các báo cáo hữu ích, và nhiều trong số đó là miễn phí dành cho các đối tượng đăng kí.

2. Gỗ

Các công trình sử dụng vật liệu gỗ làm chủ đạo thật sự rất đẹp mắt khi gợi lên một không gian vô cùng ấm cúng. Gỗ không những phù hợp với những thiết kế cổ điển mà còn phù hợp với những thiết kế hiện đại hơn bao giờ hết. Khả năng hấp thụ âm thanh, chịu nhiệt và chịu điện tốt đã giúp loại vật liệu này trở thành sự lựa chọn hàng đầu trong kiến ​​trúc hiện đại. Và rethink Wood có hẳn một bộ sưu tập tuyệt vời về nguồn nguyên liệu gỗ này để có thể tìm hiểu, và giúp ích cho các kiến trúc sư.

3. Thép

Thành phố Skylines thuộc Singapore theo như chúng ta được biết đến như một sự đột phá trong công nghiệp tìm ra thép. Ở đây thép được sử dụng như công cụ để gia cố tăng cường, nhưng vẫn để lộ ra bên ngoài một vỏ bọc đẹp đẽ và sang trọng. Trang wiki steelconstruction.info cung cấp cho chúng ta mọi điều cần biết về các công việc thiết kế với thép.

4. Nhựa

Mặc dù nhựa được đánh giá là một loại vật liệu có giá thành rẻ và độ bền không cao. Tuy nhiên, không nên quá vội để đánh giá hết các khả năng mà vật liệu nhựa có thể mang lại. Chúng ta sản xuất quá nhiều nhựa vậy tại sao chúng ta không tái chế chúng dưới dạng một công trình kiến trúc hay nhựa sinh học? Hoặc là cả một chân trời mới về ngành công nghệ in ấn 3D? Hội đồng hóa học Hoa Kỳ đang có một cái nhìn tổng quan tuyệt vời về loại vật liệu dẻo này, cũng như những mục đích sử dụng chính của chúng trong ngành kiến trúc.

5. Đá

Xuất hiện từ thời tiến hóa của loài người, đá được coi là một vật liệu xây dựng thời thượng. Mặc dù rất nặng và rắn chắc người thợ vẫn có thể làm việc với chúng để đạt được sự đa dạng về hình thức. The Building Stone institute đang lưu giữ lượng lớn nguồn tài nguyên từ những tờ thông tin rời, tới những bản kê khai cụ thể về những loại đá thông dụng nhất cho ngành công nghiệp xây dựng hiện nay.

6. Dệt may

Ngành công nghệ dệt may được khai thác nhiều nhất nhờ cấu trúc bền vững của vật liệu. Tuy nhiên hiện nay càng có nhiều cơ hội mở rộng hơn cho lĩnh vực này như ghế vải chịu lực, nhà hơi, khuôn vải, và thậm chí là vải gỗ cùng nhiều ứng dụng khác. Fabric Architecture Magazine có hẳn một bộ sưu tập các bài viết về kĩ thuật cho các kiến trúc sư, và trong khi vừa hướng dẫn về tài nguyên vải tạp chí còn đồng thời cung cấp cái nhìn tổng quan toàn diện về các sản phẩm trên thị trường trong chuyên mục này.

7. Kính

Góp phần tạo nên những không gian mở thoáng đãng phải nhắc tới tầm quan trọng của vật liệu kính trong kiến trúc hiện đại. Một loại vật liệu có độ trong suốt đầy tinh xảo, giúp tối ưu hóa ánh sáng cho các công trình nói chung. Thật khó để bắt gặp một thiết kế hiện đại nào không có sự góp mặt của kính thủy tinh. Một số kiến trúc sư hiện đang tiến thêm một bước nữa, cố gắng mở rộng hơn và cải thiện tính chất nhằm tạo ra một loại kính “thông minh”. PPG Glass Education Center là một địa chỉ tuyệt vời để tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này.

8. Gạch

Mặc dù mang hình dáng chữ nhật, cứng nhắc nhưng những công trình kiến trúc từ gạch vẫn có vẻ đẹp cuốn hút khi được thực hiện bởi những tay nghề điêu luyện. Những nhà tư tưởng sáng tạo mới cũng đang tìm kiếm những cải cách nhằm kết hợp tính vững chắc vào những công trình xây dựng nhỏ. Brick Development Association có hẳn bộ sưu tập các nguồn thông tin về gạch dành cho các bạn.

9. Kevlar

Một vật liệu lạ cứng hơn cả vỏ áo giáp bằng kim loại và độ căng bền vững tuyệt vời, Kevlar chắc chắn và nguồn tài sản quý báu khi xây dựng các công trình lớn. Tuy nhiên, với cấu tạo kém cứng nhắc hơn so với thép, chúng có thể được cải tiến theo hướng mà chúng ta nghĩ đến: một cấu trúc trụ lớn chịu lực.

Là một vật liệu vẫn còn tương đối mới, có rất ít nguồn thông tin toàn diện về các ứng dụng kiến ​​trúc của Kevlar, nhưng với các bài báo và các trích đoạn trong quyển Material Achitecture của John Fernades là nơi khởi đầu tốt nhất để tìm hiểu sâu hơn về loại vật liệu này.

10. Tre

Việc sử dụng tre nói chung trong kiến trúc, chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi vị trí địa lí của công trình kiến trúc đó. Ở những nơi tre mang ý nghĩa lớn, chúng trở thành loại vật liệu đáng kinh ngạc về độ linh hoạt, độ bền và sự vững chắc. Tre sẽ là một loại vật liệu hữu ích cho nhiều mục đích sử dụng.

11. Sợi carbon

Một loại vật liệu phản ánh tất cả những nỗ lực của chúng tôi trong tìm kiếm loại vật liệu mới: “vật liệu từ sợi carbon khỏe hơn thép năm lần, cứng cáp gấp đôi nhưng trọng lượng lại nhẹ đến bất ngờ”. Thành phần sợi carbon khiến cho loại vật liệu này trở nên linh hoạt trong gia công, cho phép chúng được uốn nắn tạo nên những hình thù từ bề mặt cho đến phần cốt lõi, tùy thuộc vào nhu của bạn.

12. Photovoltaic cells (tạm dịch: Tế bào quang điện)

Với sự gia tăng các công trình cao tầng trên Trái đất, đây vẫn còn là một điều đáng thắc mắc vì sao các mặt ngoài tế bào quang điện vẫn chưa thể trở thành một chuẩn mực mới về nguyên vật liệu. Ngày nay cùng với sự tiến hóa của ngành công nghệ quang điện, loại vật liệu này không còn phải nhất thiết nằm cứng nhắc ở những vị trí cao trên mái nhà. Thông tin chi tiết hơn về quang điện trong xây dựng có thể được tìm thấy ở Sổ Tay thiết kế của The International Energy Agency.

13. Đất

Đất là một trong những vật liệu xây dựng lâu đời nhất mà chúng ta có thể nghĩ đến do khả năng dễ tiếp cận gần như toàn cầu và dễ dàng sử dụng ở quy mô nhỏ. Có thể được nén thành những module, hay tạo ra những bề mặt tự do, để cuối cùng tất cả đều có thể quay trở về thành cát bụi.

14. Chất thải

Chúng ta đang sản xuất ra một lượng khổng lồ chất thải trên nền sản xuất các vật liệu khác, nhưng để tìm hiểu kĩ hơn về chất thải của chúng ta đó lại là một ý tưởng tuyệt vời cho các kiến trúc sư tương lai. Cho dù chỉ là chuyển đổi điếu thuốc lá thành vật liệu xây dựng hoặc các chai nhựa để chống lại trận động đất, công việc tái chế vẫn là một việc làm đáng được ngưỡng mộ.

15. Rơm rạ

Không lạ gì khi các mái nhà lợp rơm trở nên khá phổ biến trong quá khứ. Có khả năng vừa tạo một môi trường cách nhiệt, vừa che mưa nắng nhưng vẫn giữ được sự hòa quyện vào môi trường tự nhiên xung quanh.

16. Nguyên liệu hữu cơ

Đứng trước sự cảnh báo và mất mát về môi trường sống, sự ra đời của nhóm vật liệu hữu cơ hứa hẹn đem đến những dấu hiệu tích cực hơn cho vật liệu kiến trúc hiện đại. 

Với tất cả nguyên vật liệu kể trên đây, khả năng tiếp cận và chi phí đóng một vai trò rất lớn. Và chắc chắn vẫn còn nhiều nguyên vật liệu khác chưa được liệt kê ở trên lại là sự lựa chọn hiển nhiên hơn trong những mục đích cụ thể, vì thế hãy chắc chắn rằng bạn đã tìm hiểu kĩ về những vật liệu xung quanh bạn và đảm bảo rằng mình đã có được nguồn nguyên liệu phù hợp nhất .

Nguồn: Designs.vn

Có thể bạn quan tâm

> Các loại gỗ công nghiệp, đặc tính và ứng dụng
> Công nghệ in 3D
Phương pháp tiếp cận thiết kế tái tạo Hok

Back to Top
Product has been added to your cart